Tủ bếp dạng chữ L được trải dài theo các diện tường giúp tận dụng tối đa không gian phòng bếp, đồng thời đảm bảo tiện nghi cho người sử dụng.
Không gian phòng bếp không có vách ngăn chia với lối giao thông từ tiền phòng vào sofa, kiến trúc sư đã sử dụng hệ tủ quầy bar như một vách ngăn chia không gian mang tính ước lệ. Sự phân định giữa không gian giao thông và không gian bếp nấu có phần riêng tư hơn, nhưng vẫn đảm bảo tính liên thông về không gian nội thất.
Đây là phòng bếp kết hợp quầy bar trong căn hộ chung cư có diện tích trung bình nhỏ. Tuy phòng bếp không lớn, nhưng khách hàng đặt ra yêu cầu là phải đảm bảo có đầy đủ các chức năng cơ bản với hệ thống phụ kiện nhằm đáp ứng tiện nghi sử dụng, đồng thời đem lại cảm giác hài hòa về mặt tổng thể nội thất của toàn căn hộ.
Kiến trúc sư đề xuất phương án bố trí tủ bếp dạng chữ L, trải dài theo các diện tường nhằm mục đích tận dụng
tối đa phòng bếp hiện trạng
Vị trí của người dùng nằm ở tâm điểm của tam giác chức năng là tủ lạnh, chậu rửa và bếp nấu. |
Do diện tích nhỏ và hẹp, thiết kế bếp thuần túy dựa trên công năng và mục đích sử dụng cơ bản |
Về công năng của phòng bếp
Chậu rửa bát nhằm phục vụ hoạt động sơ chế nguyên liệu hoặc thực phẩm trong quá trình chế biến và vệ sinh các dụng cụ nhà bếp sau khi sử dụng. Như vậy khu vực này sẽ đi kèm với những hạng mục sau: máy lọc nước và giá dao thớt ở tủ bếp dưới, giá bát đĩa bố trí ở tủ bếp trên. Ở đây, kiến trúc sư đã sử dụng hệ giá bát đĩa di động rất tiện dụng.
Bếp nấu phục vụ cho hoạt động chế biến thực phẩm, đi kèm với hút mùi dương tủ công suất lớn ở tủ bếp trên và hệ ngăn kéo để gia vị, hộc tủ chứa xoong nồi đặt ở tủ bếp dưới.
Với dạng mặt bằng chữ L sẽ xuất hiện góc chết ở điểm vuông góc giữa 2 cạnh tủ bếp. Để xử lý, kiến trúc sư sử dụng phụ kiện kệ góc liên hoàn bắt liền với cánh tủ, đây là một dạng tủ kho di động nhằm mục đích tối đa hóa chức năng sử dụng tủ bếp dưới.
Về thiết kế của phòng bếp
Do thể tích cũng như diện tích căn hộ chỉ nằm ở mức trung bình và chiều cao lọt lòng tương đối thấp nên kiến trúc sư đã ưu tiên phương án thiết kế hiện đại, tập trung vào thiết kế khối và diện.
Tủ bếp trên sử dụng hệ cánh MDF chống ẩm sơn men trắng bóng mặt ngoài, tạo thành diện phẳng có màu sắc nhẹ nhàng, không chèn ép thị giác.
Tủ dưới dùng hệ cánh MDF chống ẩm hoàn thiện verneer sồi sơn PU màu nâu hạt dẻ kết hợp với mặt đá granite kim sa trung, màu sắc tối sậm, chất liệu thô mộc giúp đem lại cảm giác chắc chắn, an tâm.
Phòng bếp ấm áp với sự chuyển các sắc độ hợp lý
Hai hệ tủ bếp trên và dưới kết hợp với vách kính temper màu vàng thư và đèn hắt trên tủ bếp giúp không gian ấm cúng mà không quá nặng nề, tù túng. Màu sắc có sự chuyển từ đậm (tủ bếp dưới), trung tính (vách kính) sang nhạt (tủ bếp trên) giúp đem lại sự hài hòa và sạch sẽ về tổng thể.
Không gian phòng bếp không có vách ngăn chia với lối giao thông từ tiền phòng vào sofa, kiến trúc sư đã sử dụng hệ tủ quầy bar như một vách ngăn chia không gian mang tính ước lệ. Sự phân định giữa không gian giao thông và không gian bếp nấu có phần riêng tư hơn, nhưng vẫn đảm bảo tính liên thông về không gian nội thất.
Các mặt cắt của thiết kế phòng bếp |
Diện tích phòng bếp nhỏ nên cần tận dụng một cách tối đa không gian |
Thiết kế tủ bếp |
Mặt cắt công năng của tủ bếp |
Mặt bằng tủ bếp trong căn hộ chung cư nhỏ |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét